Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản, quyền và nghĩa vụ của người chết cho người khác, thông qua di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt, do đó, ngoài các quy định chung, quyền thừa kế đối với quyền sử dụng đất còn được điều chỉnh bởi các quy định riêng biệt.
Khi nào quyền sử dụng đất được xác định là di sản thừa kế?
Về nguyên tắc, quyền sử dụng đất là một loại tài sản, do đó,được xác định là di sản thừa kế khi có chứng cứ chứng minh người đã chết có quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật. Hiện nay, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất được xác định là di sản thừa kế khi người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cụ thể, quyền sử dụng đất là di sản thừa kế khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Mục 1, Phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2014 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, gồm các trường hợp sau:
Điều kiện để thực hiện quyền thừa kế đối với quyền sử dụng đất?
Người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế đối với quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau :
Các trường hợp đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Đất không có tranh chấp trong trường hợp này được hiểu là tại thời điểm thực hiện quyền thừa kế đối với quyền sử dụng đất, giữa các các nhân, tổ chức sử dụng đất (hoặc với các cá nhân, tổ chức khác) không có sự tranh chấp với nhau trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất đó, hoặc về mục đích sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất…. Đồng thời, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đó. Để xác định đất có tranh chấp hay không, các cá nhân, tổ chức có thể tìm hiểu từ các nguồn thông tin trên thực tế hoặc làm đơn yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dữ liệu về đất đai. Bên cạnh đó, về phía cơ quan Nhà nước khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất cũng có trách nhiệm kiểm tra tình trạng đất có bị tranh chấp hay không thông qua các giấy tờ, hồ sơ có liên quan. Các văn bản liên quan như thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, khai nhận di sản thừa kế cũng phải niêm yết công khai 15 ngày tại trụ sở UBND phường, xã nhằm xác định quyền sử dụng đất để thừa kế có tranh chấp hay không. Việc tiến hành các thủ tục nhận thừa kế sẽ bị tạm ngưng cho đến khi các tranh chấp liên quan được giải quyết xong.
Kê biên là biện pháp cưỡng chế Nhà nước nhằm đảm bảo việc thi hành án trong lĩnh vực tư pháp khi chủ thể có nghĩa vụ về tài sản không tự nguyện thực hiện.
Khi quyền sử dụng đất bị kê biên để đảm bảo thi hành án thì người sử dụng đất bị hạn chế quyền thừa kế. Việc hạn chế này chỉ được áp dụng tại thời điểm tài sản đang bị kê biên, trường hợp sau khi đã được giải tỏa kê biên thì quyền thừa kế đối với quyền sử dụng đất vẫn tiếp tục được thực hiện.
Thời hạn sử dụng đất là khoảng thời gian mà Người sử dụng đất được phép sử dụng đất. Việc xác định thời hạn sử dụng đất căn cứ theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ có liên quan. Người nhận thừa kế sẽ có quyền sử dụng đất trong thời hạn còn lại.
Ngoài ra, việc thừa kế quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Điều kiện về chủ thể thực hiện quyền thừa kế.
Đối với chủ thể để lại di sản thừa kế:
Đối với chủ thể nhận thừa kế:
Lưu ý: Những người trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế.
Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời hiệu mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Như vậy, đối với trường hợp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, người thừa kế chỉ có thể yêu cầu chia di sản trong thời hạn 30 năm kể từ ngày mở thừa kế, là ngày người để lại tài sản chết.
Mọi vướng mắc liên quan cần giải đáp hoặc cần tư vấn pháp lý đối với vụ việc cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư Xuân Phú, qua hotline: 089 669 7755, Email: xuanphulawyer@gmail.com.
Trân trọng!
Trần Thị Trang.