Đơn phương ly hôn khi vợ hoặc chồng giấu địa chỉ cư trú

Ngày đăng: 17/05/2021 10:25 AM

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (Khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014).

Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 56 Luật HN&GĐ 2014, mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn bằng bản án có hiệu lực của pháp luật.

Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp khi vợ hoặc chồng không muốn ly hôn vì nhiều lý do, họ sẽ cố tình không phối hợp với đối phương, thay vào đó sẽ tìm cách gây cản trở, làm phức tạp hóa kéo dài quá trình ly hôn. Cụ thể, phổ biến nhất vẫn là hành vi cố tình che giấu địa chỉ nơi cư trú của vợ hoặc chồng. Vậy, câu hỏi đặt ra khi vợ hoặc chồng cố tình giấu địa chỉ cư trú thì có ly hôn đơn phương được không?

Đầu tiên,“Nơi cư trú của cá nhân” được pháp luật quy định cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 40 BLDS 2015 “Nơi cư trú của cá nhân” bao gồm:

Ngoài ra Điều 11 Luật Cư Trú 2020 cũng quy định về nơi cư trú của công dân là nơi đăng ký thường trú và nơi tạm trú.

Trong quá trình viết đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn đơn phương, nguyên đơn phải nắm rõ được địa chỉ chính xác nơi cứ trú của bị đơn, căn cứ vào địa chỉ đó để xác định được Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn đơn phương.

Tiếp theo, về việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn đơn phương:

Tại điểm a, Khoản 1, Điều 39 BLTTDS 2015 quy định:

Thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ việc ly hôn trong trường hợp ly hôn đơn phương được xác định là nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Trường hợp nguyên đơn không biết nơi cứ trú, làm việc của bị đơn thì nguyên đơn có thể lựa chọn Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương tại(Điểm a, Khoản 1, Điều 40 BLTTDS 2015):

Việc xác định nguyên đơn đã ghi đúng địa chỉ của bị đơn, tại thời điểm nộp đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn đơn phương được quy định cụ thể như sau:

Khoản 2 Điều 5 Nghị Quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn :

Việc xác định nguyên đơn ghi đúng địa chỉ của bị đơnđược hướng dẫn tại Điểm e Khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 tại thời điểm nộp đơn khởi kiện đến Tòa án, được cho là đã ghi đúng địa chỉ chỉ khi.

Như vậy, trong mọi trường hợp khi người khởi kiện nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương mà không biết rõ nơi bị đơn cư trú, làm việc hiện tại thì người khởi kiện chỉ cần cung cấp địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện cho Tòa án có thẩm quyền. Kèm theo đó là văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, cũng như căn cứ để chứng minh đó là địa chỉ chính xác của người bị kiện.Trong trường hợp không xác định được nơi làm việc, cư trú cuối cùng thì người khởi kiện có thể sử dụng địa chỉ thường trú của hai vợ chồng trên giấy đăng ký kết hôn để giải quyết vụ việc ly hôn đơn phương.

 Đối với trường hợp khởi kiện ly hôn đơn phương nhưng vợ hoặc chồng cố tình giấu địa chỉ cư trú, gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án sẽ đươc xử lý như sau:

Người khởi kiện đã ghi đầy đủ, đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện nhưng người bị kiện cố tình giấu địa chỉ, không cung cấp thông tin cho người khởi kiện, cũng như không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Cư Trú 2020 nhằm mục đích che giấu, trốn tránh nghĩa vụ thì Thẩm phán sẽ không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện đã có hành vi cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung (Điểm e, Khoản 1, Điều 192 BLTTDS 2015).

Tuy nhiên sau khi thụ lý vụ án, Tòa án thường gặp vấn đề trong việc thực hiện  tống đạt thông báo thụ lý vụ án cho bị đơn bởi vì bị đơn không còn ở địa chỉ mà nguyên đơn cung cấp, cho nên Tòa án không thể tống đạt thông báo cho bị đơn theo luật định.

Do vậy, Tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể về việc giải quyết như sau:

Khi Toàn án thực hiện quá trình tống đạt thông báo thụ lý vụ án cho bị đơn không được do bị đơn không còn ở tại địa chỉ mà nguyên đơn cung cấp, Tòa án sẽ yêu cầunguyên đơn cung cấp địa chỉ mới của bị đơn, nếu nguyên đơn không cung cấp được thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập, xác minh địa chỉ mới của bị đơn. Trường hợp Tòa án không xác định được địa chỉ mới của bị đơn thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015.

Thực tế, về phía Tòa án khi đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn, Thẩm phán sẽ hướng dẫn nguyên đơn thực hiện các thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất tích (Điều 68 BLDS 2015); hoặc yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt (Khoản 1 Điều 381 BLTTDS 2015) làm căn cứ để Tòa án xác định giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên các thủ tục trên có thể tốn rất thời gian, cũng như tiền bạc và công sức của nguyên đơn. Trong khi đó tâm lý nguyên đơn lại luôn muốn việc ly hôn được giải quyết nhanh chóng, tránh rườm rà, phức tạp.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết nhiều vụ án liên quan đến việc ly hôn đơn phương do bị đơn cố tình giấu địa chỉ nơi cứ trú, Hiện nay vẫn có một số Tòa án có thẩm quyền giải quyết thường áp dụng điểm a, Khoản 2, Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP để giải quyết theo thủ tục chung mà không đình chỉ giải quyết vụ việc. Nhưng xét về góc độ pháp lý, điều luật này chỉ áp dụng đối với  những địa chỉ ghi trong giao dịch, hợp đồng bằng văn bản mà vụ việc ly hôn thì không phải là một giao dịch, hay là được ký kết bằng một hợp đồng văn bản. Cho nên việc áp dụng điều luật này đối với trường hợp ly hôn đơn phương sẽ gặp phải rất nhiều vướng mắc.

Trên đây là hướng dẫn cho trường hợp đơn phương ly hôn khi vợ hoặc chồng cố tình giấu địa chỉ, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành. Để hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục ly hôn đơn phương, Qúy khách hàng có thể liên hệ đến Văn phòng Luật sư Xuân Phú để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng!

Kim Anh

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline