Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nào?

Ngày đăng: 02/06/2021 09:54 AM

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận dựa trên các nguyên tắc của pháp luật về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động giữa người lao động và ngưởi sử dụng lao động (Khoản 1 Điều 13 BLLĐ 2019).

Thực tế hiện nay cho thấy, trong quá trình làm việc, có nhiều trường hợp Người lao động (NLĐ) muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trước thời hạn. Vậy, những trường hợp cụ thể nào NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Thứ nhất, về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ:

 Điều 35 BLLĐ 2019 quy định: NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tuy nhiên việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ chỉ được xem là đúng luật khi thõa mãn một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1, NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng trước khi chấm dứt HĐLĐ, NLĐ phải thông báo cho Người sử dụng lao động (NSDLĐ) một khoảng thời gian như sau (Khoản 1 Điều 35 BLLĐ 2019):

Ngoài ra, đối với một số nghành nghề, công việc đặc thù, thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ được quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể tại Điều 7, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020.

Trường hợp 2, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước cho NSDLĐ chỉ khi (Khoản 2 Điều 35 BLLĐ 2019):

Thứ hai, về Quyền lợi của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng theo quy định pháp luật.

Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật, pháp luật quy định cụ thể NLĐ sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

  1. Được hưởng trợ cấp thôi việc (Điều 46 BLLĐ 2019).

Khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật thì NSDLĐ có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương (điều kiện NLĐ phải làm việc từ đủ 12 tháng trở lên).

Tuy nhiên, đối với NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu và người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Thời gian tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc. Quy định chi tiết về tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế, thời gian NLĐ đã tham gia BH thất nghiệp, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

  1. Trợ cấp thất nghiệp

Điều 49 Luật Việc Làm 2013 quy định, người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật, đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được hướng dẫn chi tiết tại Điều 50 Luật Việc Làm, Khoản 10 Điều 1,2 Nghị định 61/2020/NĐ-CP.

Như vậy, ngoài việc được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ còn được hưởng thêm trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc Làm 2013.

  1. Được xác nhận thời gian đóng BHXH và nhận lại các giấy tờ khác.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 48 BLLĐ 2019, NSDLĐ phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.Và cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Do đó, sau khi chấm dứt HĐLĐ, NLĐ có quyền yêu cầu NSDLĐ xác nhận về thời gian đóng BHXH cũng như được nhận lại các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

  1. Được NSDLĐ thanh toán khoản tiền lương liên quan đến quyền lợi (nếu có)

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật, NLĐ sẽ được NSDLĐ thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình trong vòng 14 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ (Khoản 1 Điều 48 BLLĐ 2019).Vì vậy, nếu trong trường hợp NSDLĐ vẫn còn nợ các khoản tiền lương liên quan đến quyền lợi của người lao động thì NLĐ có quyền yêu cầu NSDLĐ thanh toán đầy đủ cho mình.

Thứ ba, Trách nhiệm của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ trái luật

Nếu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không đúng theo các trường hợp quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019,thì sẽ được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. Khi chấm dứt HĐLĐ trái luật, NLĐ phải chịu các trách nhiệm sau (Điều 40 BLLĐ 2019):

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng của Người lao động theo quy định của pháp luật hiện nay. Mọi trường hợp cần được tư vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Văn phòng Luật sư Xuân Phú để được giải đáp.

Trân trọng!

Kim Anh

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline