Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được hiểu là việc một bên tự ý chấm dứt quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, không cần sự đồng ý của một trong những bên còn lại.
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019, Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với người lao động (NLĐ), nhưng cần phải đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật.
Điều 36 Bộ luật lao động 2019 quy định, NSDLĐ có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động. Tuy nhiên, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải phù hợp với các quy định dưới đây:
Trường hợp thứ nhất, NSDLĐ được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước khi:
Như vậy, nếu NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động thuộc một trong các trường hợp nói trên, NSDLĐ phải có nghĩa vụ thông báo trước cho NLĐ trong vòng một khoảng thời gian (Khoản 2 Điều 36 BLLĐ 2019), cụ thể:
Ngoài ra, đối với một số nghành nghề, công việc đặc thù, thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ được quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể tại Điều 7, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020.
Trường hợp thứ hai, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước khi (Khoản 3 Điều 36 BLLĐ 2019):
Khoản 1, Điều 46, BLLĐ 2019 quy định khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. Ngoại trừ một số trường hợp dưới đây, NSDLĐ sẽ không phải chi trả trợ cấp, gồm:
Khỏan 1, Điều 48 BLLĐ 2019 quy định khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong thời hạn 14 ngày làm việc, NSDLĐ phải thanh toán các khoản tiền liên quan cho NLĐ, riêng với một số trường hợp sau có thể kéo dài thời gian thành tóan, tuy nhiên không được quá 30 ngày.
Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động, người sử dụng lao động còn có các trách nhiệm khác như (Khoản 3 Điều 48 BLLĐ 2019):
4. Nghĩa vụ của NSDLĐ trong trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không tuân thủ các trường hợp được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật lao động thì được gọi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. Nghĩa vụ của NSDLĐ khi đơn phươngchấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 41 BLLĐ 2019.
Trường hợp NLĐ vẫn muốn tiếp tục làm việc, nhưng vị trí, công việc giao kết trong hợp đồng lại không còn thì hai bên có quyền thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm về thời hạn báo trước quy định tại BLLĐ 2019, thì NSDLĐ phải trả cho NLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều 41 BLLĐ 2019, NSDLĐ phải trả thêm cho NLĐtrợ cấp thôi việc để chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại NLĐ làm việc và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền NSDLĐ phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều 41 BLLĐ 2019 và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động (ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động).
Như vậy, trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp NSDLĐ được phép và không được phép đơn phương chấm dứt HĐLĐ, cũng như các vấn đề phát sinh sau khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật và trái luật. Nếu cần được tư vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, Quý khách hàng có thể liên hệ Văn phòng Luật sư Xuân Phú để được giải đáp.
Trân trọng!
Kim Anh